Thước thủy là gì? Cách sử dụng thước thủy chính xác nhất

Thước thủy là một thiết bị quen thuộc với những người làm xây dựng, thiết kế nội thất, cơ khí,… Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thước thủy là gì, ứng dụng và cách sử dụng. Ở bài viết này, Geotech Global sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất. 

1. Thước thủy là gì?

Thước thủy còn có tên gọi khác là thước nivo, được thiết kế nhỏ gọn để cầm tay hoặc bỏ túi tiện dụng. Thước thủy được ứng dụng trong đo góc nghiêng, độ nghiêng để thiết kế nội thất và thi công các công trình dân dụng đảm bảo được độ chính xác và hoàn hảo nhất. Bên cạnh thước thủy, người dùng có thể lựa chọn máy cân bằng laser được dùng cho đo góc nghiêng, độ nghiêng,…

Hình ảnh thước thủy là gì
Hình ảnh một số loại thước thủy

 Người ta sử dụng thước thủy để đo việc thăng bằng của nước đồng thời đưa ra thông số về góc trong đo đạc cũng như kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Thước thủy được sử dụng nhiều trong ngành thiết kế nội thất, xây dựng, nghiên cứu toán học…

Thước thủy có nhiều ưu điểm nổi bật, tiêu biểu có thể kể đến: 

  • Chất liệu cao cấp, thường là chất liệu nhôm cứng cáp giúp chống chịu va chạm và tăng độ bền cho sản phẩm.
  • Kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo đáp ứng về độ chính xác. 
  • Đa dạng mẫu mã, chất lượng để người dùng có nhiều sự lựa chọn. 

2. Cấu tạo của thước thủy

Thông thường, các loại thước thủy được làm bằng chất liệu nhôm do đó không ảnh hưởng đến thời tiết và công việc đo đạc. Cấu tạo của các loại thước thủy mini và thước thủy thông thường giống nhau, chỉ khác về kích thước. 

Cấu tạo của thước thủy gồm: 2 ống thủy tinh thẳng, bên trong chứa bọt thủy theo phương thẳng đứng và nằm ngang. Một số loại thước thủy được gắn thêm nam châm. Dựa vào mức thăng bằng của bọt thủy nằm trong ống thủy tinh mà loại dụng cụ này được độ cân bằng, độ nghiêng của mặt phẳng, vật dụng.

>>> Tham khảo thêm: Top 5 máy bắn laser xây dựng chất lượng, giá dưới 4 triệu

3. Phân loại thước thủy

Căn cứ vào yêu cầu đo nhiều dạng địa hình khác nhau thì sẽ có nhiều dạng thước thủy khác nhau. Dưới đây Geotech Global sẽ giới thiệu những dạng thước thủy phổ biến nhất hiện nay đó là:

3.1. Căn cứ vào góc đo

Căn cứ vào góc đo, thước thủy có 3 loại chính:

  • Thước thủy đo độ góc nghiêng kỹ thuật số: Đây là một loại thước chuyên dụng và được dùng trong kỹ thuật dùng để đo độ thăng bằng, kiểm tra góc độ, phổ biến trong: đo độ dốc của mặt đường, đo độ nghiêng của mái, thanh đà; mặt phẳng nghiêng, xác định góc để làm khuôn, đóng khung.
  • Thước thủy đo độ cân bằng: Đây là loại thước thủy có chứa gần đầy nước (chỉ để lại 1 bọt khí nhỏ) được gắn chặt trong một cái khung vuông hoặc thước thẳng. Với loại thước này vị trí bọt khí là điểm cao nhất của ống thủy tinh. Thước thủy đo độ cân bằng được ứng dụng trong đo nền, mặt sàn…
  • Thước thủy – Nivô thẳng thường: Đây là loại thước dùng để đo độ thăng bằng của các bề mặt hoặc cạnh nằm ngang còn nivô khung hình vuông cho phép đo cả các bề mặt và cạnh thẳng đứng.

3.2. Căn cứ vào nguồn năng lượng

  • Thước thủy thường: Bên trong thân thước không có nam châm .
  • Thước thủy từ tính: Loại thước này có nam châm, tự bị hút vào khi để trên các vật liệu bằng sắt. Loại thước này có thể dễ dàng cố định thước trên các bề mặt sắt, thép.
  • Thước thủy cơ khí: Loại thước thông thường, không có màn hình hiển thị. 
  • Thước thủy điện tử: Kết quả hiển thị trên màn hình cho phép người dùng tự đọc kết quả bằng mắt thường.
  • Thước thủy laser: Sử dụng tia laser chiếu lên một mặt phẳng đứng và lấy điểm đó làm tâm đo. Thước thủy laser thường được sử dụng để đo tại các vị trí mà con người và máy móc khó tiếp cận một cách chính xác.
Hình ảnh thước thủy
Hình ảnh thước thủy điện tử – Loại thước được ứng dụng nhiều hiện nay

4. Cách sử dụng thước thủy chi tiết

Để sử dụng được thước thủy đúng chuẩn, bạn cần thực hiện theo 3 bước:

  • Bước 1: Đặt thước thủy lên bề mặt cần đo đạc, lúc này ống thủy tinh sẽ có một đầu cao hơn.
  • Bước 2: Tiếp theo, người dùng hãy xác định mức độ chênh lệch giữa hai đầu bằng các vạch chia đều ở trên thước.
  • Bước 3: Đọc kết quả đo. Trường hợp bọt khí cân bằng ở giữa ống thủy thì kết quả sẽ cho thấy bề mặt thăng bằng, còn nếu bọt khí có sự chênh lệch thì giá trị của vạch sẽ tương ứng với độ nghiêng của bề mặt đó.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chỉ giới xây dựng là gì? Những quy định và cách tính chi tiết

5. Giá thước thủy là bao nhiêu?

Giá thước thủy phụ thuộc vào loại thước và chiều dài của thước. Trong đó:

  • Giá thước thủy cơ khí: Dao động từ 300 nghìn – 1,7 triệu đồng.
  • Giá thước thủy điện tử: Dao động từ 4 – 6 triệu đồng

Có thể thấy, giá thước thủy ở mức hợp lý, thậm chí thấp hơn so với một số thiết bị có cùng chức năng. Người dùng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn sản phẩm với chức năng phù hợp. 

thước thủy là gì
Lựa chọn thước thủy phù hợp với nhu cầu sử dụng

6. Kinh nghiệm chọn mua thước thủy

Để có thể lựa chọn được loại thước thủy phù hợp, người mua nên chú ý:

  • Ưu tiên lựa chọn các loại thước thủy thuộc thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường. Một số thương hiệu nổi bật như: Total, Stanley, Bosch…
  • Ưu tiên các mẫu thước thủy có thiết kế nhỏ gọn và dễ mang theo bên người khi di chuyển.
  • Nếu phải thường xuyên làm việc với các bề mặt bằng sắt, thép thì người dùng nên chọn loại thước đo góc nghiêng kỹ thuật số từ tính tức có nam châm bên trong để có thể dễ dàng cố định thước lên bề mặt cần đo.

Bài viết giải đáp các thông tin về thước thủy là gì cách sử dụng thước thủy chi tiết. Ngoài việc sử dụng thước thủy, người làm trong công tác xây dựng, trắc địa có thể tham khảo thêm một số thiết bị hỗ trợ khác như:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *