Ý nghĩa mã IP trên các thiết bị điện tử? Cách đọc mã IP chi tiết

Trong bảng thông số của các thiết bị điện tử hầu hết đều xuất hiên chỉ số IP, ví dụ IP56, IP67… Tuy nhiên, chưa nhiều người thực sự hiểu rõ về mã IP này. Liệu mã IP trên các thiết bị điện tử có ý nghĩa gì, hãy cùng Geotech Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

1. Mã IP là gì?

Để hiểu rõ về mã IP, bạn đọc cần hiểu về khái niệm, mục đích ra đời cũng như các ký tự thể hiện của loại mã này.

1.1 Mã IP trên các thiết bị điện tử là gì?

Mã IP ở đây viết tắt của Ingress Protection – Là chỉ số được ban hành bởi Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC). Chỉ số này dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ của lớp vỏ thiết bị điện tử khỏi bụi (vật rắn) và nước (chất lỏng).

Mã IP trên các thiết bị điện tử hiện nay đang là cơ sở để người dùng căn cứ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Thông qua mã IP trên thiết bị điện tử nói chung và các thiết bị trắc địa nói riêng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm đáp ứng được điều kiện đo.

Chỉ số chống nước IP
Chỉ số IP thể hiện khả năng chống bụi và chống nước

1.2 Mục đích ra đời của mã IP là gì?

Tiêu chuẩn IP được tạo ra nhằm cung cấp cho người dùng thông tin rõ ràng, chính xác, cụ thể hơn thay vì những thuật ngữ không rõ ràng như có khả năng chống nước, chống bụi. Bởi thông qua mã IP này giúp người dùng biết được khả năng chống nước và chống bụi thực tế của sản phẩm đạt đến mức nào. 

Sự ra đời của mã IP này giúp người dùng có được thông tin chi tiết và dễ dàng so sánh để lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu. Ví dụ, những người làm việc trong điều kiện môi trường ít tiếp xúc với yếu tố môi trường có thể sẽ không cần chú trọng nhiều vào tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, những người thường xuyên làm việc ở môi trường khắc nghiệt sẽ rất chú trọng đến khả năng chống bụi và nước của thiết bị. 

1.3 Các ký tự thể hiện mã IP

Mã IP gồm 3 thành phần như sau:

      • IP: Viết tắt của Ingress Protection Rating, trong một số trường hợp cũng được hiểu là International Protection Rating – Được hiểu là xếp hạng mức độ bảo vệ của thiết bị khỏi nước và bụi (chất lỏng và chất rắn).
      • Hai chữ số theo sau: Biểu hiện khả năng chống nước và bụi cao hay thấp. Chữ số đầu tiên xếp hạng khả năng chống bụi (chất rắn), chữ số thứ 2 xếp hạng khả năng chống nước (chất lỏng).
      • Tùy chọn – Thêm các chữ cái để giải thích rõ hơn cho chỉ số IP

2. Chi tiết mức độ chống bụi/nước thể hiện qua mã IP

Mức độ chống bụi/nước thể hiện qua mã IP được nhiều người quan tâm.

2.1 Chữ số đầu tiên trên mã IP – Khả năng chống bụi

CÁC MỨCKÍCH THƯỚC CHẤT RẮN SẼ ĐƯỢC BẢO VỆMÔ TẢ
0Không có khả năngKhông có khả năng chống bụi
1> 50mmChỉ có khả năng chống lại vật mềm kích thước lớn
2> 12.5mmChỉ có khả năng chống lại vật mềm kích thước nhỏ
3> 2.5mmBảo vệ khỏi các vật nhỏ kích thước hơn 2.5mm
4> 1mmBảo vệ khỏi các vật có kích thước nhỏ hơn 1mm
5Chống bụiCó khả năng chống bụi, nhưng không hoàn toàn
6Chống bụi 100%Chống bụi và chống tiếp xúc 100%

Chỉ số từ 1 – 6 (6 là chỉ số cao nhất) thể hiện khả năng chống lại chất rắn của thiết bị

2.2 Chữ số thứ 2 – Xếp hạng khả năng chống nước

CÁC MỨCKÍCH THƯỚC CHẤT LỎNGMÔ TẢ
0Không có khả năng chống nướcKhông có khả năng chống nước
1Bảo vệ mức thấp nhấtBảo vệ khỏi giọt nước rơi theo phương thẳng đứng
2Nước nhỏ giọt khi thiết bị nghiêng 15 độBảo vệ khỏi giọt nước rơi khi thiết bị đang nghiêng 15 độ
3Phun nướcBảo vệ khỏi nước phun từ góc 60 độ vào thiết bị
4Nước bắn tung tóeBảo vệ khỏi nước bắn từ mọi hướng tới thiết bị
5Vòi phun 6.3mmBảo vệ khỏi nước phun từ vòi 6.3mm từ mọi góc đến thiết bị
6Vòi phun 12.5mmBảo vệ khỏi nước phun từ vòi 12.5m từ mọi góc đến thiết bị
7Ngâm sâu 1mThiết bị vẫn được bảo vệ khi bị ngâm ở độ sâu 1m trong thời gian dài
8Ngâm sâu quá 1mThiết bị được niêm phong kín, vẫn được bảo vệ khi ngâm sâu hơn 1m
9Hơi nướcKhả năng chống lại hơi nước

Chỉ số từ 1 – 9 thể hiện khả năng chống nước của thiết bị.

3. Khả năng chống bụi/nước của một số thiết bị trắc địa

Chỉ số IP trên các thiết bị trắc địa cũng thể hiện khả năng chống bụi và chống nước của thiết bị này. Các loại máy trắc địa như máy toàn đạc điện tử hay máy GPS RTK đều được sử dụng nhiều ở các công trình dân dụng, công nghiệp nên việc đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt là thường xuyên. Chính vì vậy, thông số IP của những loại máy này rất quan trọng. Người dùng nên ưu tiên lựa chọn các thiết bị có khả năng chống nước/bụi tốt. 

Ví dụ, máy GPS 2 Tần Số RTK Hi-Target V200 có chỉ số chống nước IP67, điều này thể hiện khả năng chống bụi của thiết bị là tuyệt đối, khả năng chống nước ở mức cao. Cụ thể, thiết bị sẽ có khả năng kháng hoàn toàn bụi bẩn và có thể kháng nước ở độ sâu 1 mét trong vòng 30 phút.

máy GPS Hi-Target 30 Plus
Máy GPS Hi-Target 30 Plus có khả năng chống nước/chống bụi tốt

Máy GPS 2 Tần Số RTK Hi-Target V90Plus có khả năng chống bụi/nước đạt IP67. Vì vậy, thiết bị thích hợp với sử dụng ngoài công trường, khả năng chống bụi và nước tốt hơn. Với chuẩn từ IP67 trở lên thì hầu hết các thiết bị điện tử nói chung và máy trắc địa nói riêng vẫn sẽ có thể hoạt động bình thường nếu lỡ bị rơi xuống nước nhưng được vớt lên ngay và được xử lí làm khô đúng cách, hoặc bị nước mưa thường sẽ không làm thiết bị bị hư hỏng dễ dàng.

Máy GPS 2 Tần Số RTK Hi-Target V30Plus có khả năng chống bụi/nước đạt IP67. Đây cũng là thiết bị thích hợp với khả năng đo đạc liên tục ngoài công trường. 

Như vậy, có thể thấy, hầu hết các thiết bị trắc địa hiện nay có khả năng chống chọi nước và bụi bẩn ở mức tốt. Đây là điều kiện người dùng cần lưu ý để có thể đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu sử dụng. Các thông tin về chỉ số IP đều được công khai trên website Geotech, bạn đọc có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn ưng ý.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *