Mốc GPS là gì? Vai trò của mốc GPS trong công tác đo đạc trắc địa

Mốc GPS là một thành phần quan trọng trong hệ thống vệ tinh GPS (Global Positioning System). Mốc GPS đã và đang góp phần hỗ trợ rất nhiều vào công tác đo đạc trắc địa như: xác định được vị trí, hỗ trợ đo khoảng cách. Vậy  mốc GPS là gì? Ứng dụng của mốc GPS trong đo đạc trắc địa như thế nào? Hãy cùng GeoTech Global  tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

vai-tro-cua-moc-gps

 

Mốc GPS là gì ?

Mốc GPS là mốc được đo bằng hệ thống định vị GPS, dùng để xác định hiệu toạ độ giữa 2 điểm cần xem xét. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công tác đo đạc khảo sát , trắc địa địa hình với độ chính xác vô cùng cao.

Mốc GPS là điểm chi tiết và cụ thể được xác định có sẵn trong hệ thống GPS. Chúng có thông tin chi tiết về tọa độ geodetic, cao độ, hướng và các thông số khác để giúp người dùng xác định và liên kết các điểm khác nhau trong công việc trắc địa.

Công nghệ trắc địa đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây và mốc GPS đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc xác định vị trí và định vị toàn cầu. Với sự phát triển của công nghệ này, việc xác định vị trí và tọa độ trong lĩnh vực trắc địa đã dễ dàng hơn bao giờ hết.

>> Xem thêm về GPS, GNSS là gì? GPS và GNSS có gì khác nhau

Vai trò của mốc tọa độ GPS trong công tác đo đạc trắc địa 

Mốc tọa độ GPS

Mốc tọa độ GPS đóng vai trò quan trọng trong việc xác định toạ độ và đo lường chính xác trong lĩnh vực trắc địa. Được thiết lập dựa trên hệ thống vệ tinh GPS, mốc toạ độ cung cấp một điểm tham chiếu chính xác để xác định vị trí và giải quyết các vấn đề liên quan đến sai số.

Môi trường xây dựng mốc tọa độ GPS

Môi trường xây dựng mốc GPS rất quan trọng để đảm bảo sự chính xác. Môi trường không tốt có thể gây ra nhiễu sóng hoặc ảnh hưởng từ các yếu tố khác như gió hay rung lắc, dẫn đến sai số trong kết quả đo lường. Do đó, việc lựa chọn môi trường phù hợp và thực hiện các biện pháp bảo vệ sẽ giúp tăng cường độ chính xác của mốc GPS.

Kiểm tra sai số

Để kiểm tra sai số của mốc tọa độ GPS, các phương pháp kiểm tra được sử dụng như kiểm tra lại bằng phương pháp khác hoặc so sánh với các điểm tham chiếu khác. Qua việc kiểm tra này, có thể hiểu được mức độ chính xác và đáng tin cậy của mốc GPS, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh hoặc cải thiện nếu cần thiết.

moc-gps-la-gi

 

 Quy trình xây dựng mốc GPS trong trắc địa để xác định điểm 

Sử dụng các mốc GPS khảo sát, đo đạc trong công tác trắc địa mang lại kết quả vô cùng khả quan. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác tuyệt đối trước khi đo, xác định được cách chọn mốc GPS đúng, các kỹ sư cũng cần thực hiện theo quy trình như sau:

Công tác chọn mốc GPS

  • Vẽ sơ đồ ghi chú điểm ngay tại thực địa.
  • Đặt tên điểm theo tên khu vực hay công trình.
  • Khi điểm chọn cần đo nối thuỷ chuẩn để tính cao độ, người chọn điểm phải khảo sát tuyến đo thuỷ chuẩn ngoài thực địa và lên kế hoạch đề xuất.
  • Khi tận dụng điểm cũ phải kiểm tra lại để đảm bảo các yêu cầu của mốc GPS.

 Quy cách chọn mốc GPS

Để lựa chọn được điểm chôn GPS, cần phải tìm hiểu thật cụ thể mục đích, mục tiêu của việc đo đạc, điều kiện tự nhiên và xã hội tại khu vực đó, dựa vào bản thiết kế kỹ thuật đã được để tiến hành khảo sát, từ đó chọn được điểm lưới GPS bên ngoài môi trường.

Vị trí các điểm GPS được chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

  • Phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối và các công tác đo đạc tiếp theo.
  • Thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có khoảng không rộng và góc cao của vệ tinh hơn 150 .
  • Điểm chọn phải đặt ở nơi ổn định, sử dụng được lâu dài và an toàn khi đo đạc.
  • Vị trí điểm chọn cần thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh bị nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm viba) hơn 200m, cách cáp điện cao thế hơn 50m.
  • Đo ngắm thuận tiện.

 Quy cách chôn mốc GPS

quy-cach-moc-gps-o-trung-du-va-vung-nui

 

Quy cách gắn mốc GPS ở trung du và miền núi

Quy-cach-moc-GPs-cap-I-va-cap-II

Quy cách gắn mốc GPS I và II

quy-cach-gan-moc-gps-vao-nui-da

Quy cách gắn mốc GPS ở vách đá, khe núi

1. Yêu cầu quan trọng đầu tiên là các điểm chôn, mốc GPS phải phù hợp với yêu cầu quy phạm hiện hành của Nhà nước.

2. Điểm GPS các cấp đều chôn mốc vĩnh cửu, khi chôn ở đáy hố phải đổ gạch, sỏi hoặc đổ một lớp bê tông lót bằng phẳng và ổn định.

3. Có thể lợi dụng nền đá, nền bê tông khoan gắn thêm dấu mốc ở hiện trường hoặc đúc sẵn bằng bê tông cốt thép theo quy cách trong quy phạm hiện hành của Nhà nước rồi đem chôn hay đúc ở hiện trường.

4. Đất dùng để chôn mốc GPS phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý, người đang sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và các thủ tục ủy quyền bảo quản mốc.

Sau khi chọn điểm chôn mốc GPS, các tài liệu sau cần được bàn giao:

  • Ghi chú điểm GPS.
  • Sơ đồ lưới chọn điểm GPS.
  • Hồ sơ cho phép sử dụng đất và giấy bảo quản mốc trắc địa.
  • Tổng kết công tác kỹ thuật chọn điểm, chôn mốc.

>> Xem thêm về nên mua máy GPS RTK hay máy toàn đạc?

Một số lợi ích khi sử dụng mốc GPS trong công tác khảo sát trắc địa

Độ chính xác và tin cậy cao

Mốc GPS đã trở thành công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực trắc địa nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Với độ chính xác và tin cậy cao, mốc GPS giúp định vị vị trí một cách chính xác và nhanh chóng, loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào các phương pháp truyền thống.

Tiết kiệm thời gian

Việc sử dụng mốc GPS cũng giúp tiết kiệm thời gian đáng kể cho các công việc trắc địa. Thay vì phải dùng tới nhiều công cụ và phương pháp khác nhau, chỉ cần sử dụng một thiết bị GPS duy nhất, người thực hiện có thể thực hiện công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Công việc trắc địa đạt hiệu quả hơn

Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, việc sử dụng mốc GPS còn nâng cao hiệu quả của công việc trắc địa. Nhờ tính năng tự động ghi lại thông tin về vị trí và các thông số liên quan, người

Thiết bị định vị GNSS ứng dụng mốc GPS sử dụng trong công tác đo đạc, khảo sát

Hiện nay, hệ thống định vị GPS đang được ứng dụng rất nhiều trong công tác đo đạc, khảo sát và mang lại những kết quả chính xác. 

Để đạt kết quả tốt Người dùng cần kiểm tra cẩn thận về thông số kỹ thuật, hiệu suất làm việc của các thiết bị thu GPS để đảm bảo chúng hoạt động chính xác, fix tốt trên nhiều trạng thái địa hình đặc biệt là ổn định. Sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh từ các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu như: GPS, Galileo, GLONASS, Bắc Đẩu, NaviC…

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất máy thu GNSS phục vụ cho công tác sử dụng các mốc GPS như: Hi – tagert (Trung Quốc), Satlab (Thuỵ Điển), South (Trung Quốc), Stonex (Italia)… nhưng xét về độ chính xác và tính ổn định khó qua được máy GNSS RTK Hi – tagert V200Satlab Eyr.

Bài viết trên đây của GeoTech Global đã cung cấp cho bạn những kiến thức về mốc GPS và vai trò quan trọng của mốc GPS trong công tác đo đạc trắc địa. Hy vọng rằng với những thông tin mà GeoTech Global cung cấp sẽ giúp cho các kỹ sư có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *