- Hiểu về kinh tuyến, vĩ tuyến và kinh tuyến trục phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu và các ngành nghề liên quan. Để hiểu rõ về các khái niệm này và một số vấn đề liên quan, mời bạn đọc cùng Geotech Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
- Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ.
- Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực.
- Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
- Vòng Bắc cực (66° 33′ 38″ vĩ bắc)
- Hạ chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ bắc)
- Xích đạo (0° vĩ bắc)
- Đông chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ nam)
- Vòng Nam Cực (66° 33′ 38″ vĩ nam)
1. Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến là một nửa vòng tròn ở bề mặt Trái Đất, nối liền hai địa cực. Chiều dài của kinh tuyến khoảng 20.000km và chỉ hướng Bắc – Nam. Đường kinh tuyến cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Đường kinh tuyến gốc (còn gọi là kinh tuyến 0° là đường chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn. Mặt phẳng của kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu Đông và Bán cầu Tây.
Các loại kinh tuyến khác nhau gồm:
Hiện nay trên Trái Đất có tất cả 360 đường kinh tuyến bao gồm cả kinh tuyến gốc. Các kinh tuyến có điểm hội tụ và sẽ gặp nhau ở cực Bắc và cực Nam.
2. Vĩ tuyến là gì?
Khi nhắc về vĩ tuyến, chúng ta thường nghe đến khái niệm vĩ tuyến và vĩ tuyến 17. Cụ thể thông tin về hai loại vĩ tuyến này là:
2.1. Khái niệm vĩ tuyến
Vĩ tuyến là một vòng tròn nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, vĩ tuyến có hướng từ đông sang tây trên Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến trên bản đồ được xác định dựa trên tọa độ của kinh độ. Vĩ tuyến có đường kính nhỏ hơn khi càng gần cực Trái Đất.
5 đường vĩ tuyến đặc biệt của Địa Cầu có chức năng đánh dấu bản đồ.
Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến là các ranh giới phía Bắc và phía Nam của những vùng đất, ít nhất một thời điểm trong năm có thể thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. Vòng cực bắc và vòng cực nam là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.
Hiện nay trên Trái Đất có tất cả 181 đường vĩ tuyến (tính cả đường xích đạo). Các đường vĩ tuyến luôn song song với nhau và không bao giờ cắt nhau.
2.2. Vĩ tuyến 17 là gì?
Vĩ tuyến 17 là khái niệm được hình thành sau khi Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 21/7/1954. Theo đó, vĩ tuyến 17 là địa phận dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, trở thành phân định giới tuyến quân sự Bắc – Nam tạm thời của Việt Nam. Địa phận ở vĩ tuyến 17 đóng vai trò quan trọng cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/1956.
Vĩ tuyến 17 cũng là phần chia cắt đất nước Việt Nam thành 2 miền tách biệt trong suốt gần 22 năm ròng rã chiến tranh. Chính vì vậy, vĩ tuyến 17 được ví như một “chứng nhân lịch sử” quan trọng của đất nước.
>>> Xem thêm: Đo EDM là gì? Tìm hiểu về đo EDM trong ngành trắc địa bản đồ
3. Kinh tuyến trục là gì?
Vì trái đất là hình cầu trong khi đó các bản vẽ địa hình, thiết kế công trình xây dựng đều thể hiện ở mặt phẳng, vì vậy người ta cần thực hiện chiếu hình ảnh quả địa cầu trên mặt phẳng. Lúc này, trái đất sẽ được lồng vào một hình trụ ngang có đường kính đúng bằng đường kính của trái đất.
Như vậy, sẽ có sự tiếp xúc giữa trái đất với hình trụ ngang này và giao của mặt hình trụ là đường tròn. Đường tròn giao này đi qua hai cực của trái đất và được gọi là kinh tuyến trục.
Lúc này, chỉ các điểm nằm trên kinh tuyến trục sẽ không bị biến dạng, còn lại tất cả các điểm khác đều bị biến dạng và điểm càng xa với kinh tuyến trục sẽ biến dạng càng nhiều. Vì vậy, người ta thường chiếu riêng từng phần mặt đất lên mặt phẳng để hạn chế biến dạng.
Hệ tọa độ VN-2000 được sử dụng hiện nay thực chất cũng là phép chiếu hình trục ngang. Dưới đây là kinh tuyến trục VN2000 cho từng Tỉnh:
TT | Tỉnh, Thành phố | Kinh độ | TT | Tỉnh, Thành phố | Kinh độ |
1 | Lai Châu | 103000′ | 33 | Quảng Nam | 107045′ |
2 | Điện Biên | 103000′ | 34 | Quảng Ngãi | 108000′ |
3 | Sơn La | 104000′ | 35 | Bình Định | 108015′ |
4 | Lào Cai | 104045′ | 36 | Kon Tum | 107030′ |
5 | Yên Bái | 104045′ | 37 | Gia Lai | 108030′ |
6 | Hà Giang | 105030′ | 38 | Đắk Lắk | 108030′ |
7 | Tuyên Quang | 106000′ | 39 | Đắc Nông | 108030′ |
8 | Phú Thọ | 104045′ | 40 | Phú Yên | 108030′ |
9 | Vĩnh Phúc | 105000′ | 41 | Khánh Hoà | 108015′ |
10 | Cao Bằng | 105045′ | 42 | Ninh Thuận | 108015′ |
11 | Lạng Sơn | 107015′ | 43 | Bình Thuận | 108030′ |
12 | Bắc Kạn | 106030′ | 44 | Lâm Đồng | 107045′ |
13 | Thái Nguyên | 106030′ | 45 | Bình Dương | 105045′ |
14 | Bắc Giang | 107000′ | 46 | Bình Phước | 106015′ |
15 | Bắc Ninh | 105030′ | 47 | Đồng Nai | 107045′ |
16 | Quảng Ninh | 107045′ | 48 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 107045′ |
17 | TP. Hải Phòng | 105045′ | 49 | Tây Ninh | 105030′ |
18 | Hải Dương | 105030′ | 50 | Long An | 105045′ |
19 | Hưng Yên | 105030′ | 51 | Tiền Giang | 105045′ |
20 | TP. Hà Nội | 105000′ | 52 | Bến Tre | 105045′ |
21 | Hoà Bình | 106000′ | 53 | Đồng Tháp | 105000′ |
22 | Hà Nam | 105000′ | 54 | Vĩnh Long | 105030′ |
23 | Nam Định | 105030′ | 55 | Trà Vinh | 105030′ |
24 | Thái Bình | 105030′ | 56 | An Giang | 104045′ |
25 | Ninh Bình | 105000′ | 57 | Kiên Giang | 104030′ |
26 | Thanh Hoá | 105000′ | 58 | TP. Cần Thơ | 105000′ |
27 | Nghệ An | 104045′ | 59 | Hậu Giang | 105000′ |
28 | Hà Tĩnh | 105030′ | 60 | Sóc Trăng | 105030′ |
29 | Quảng Bình | 106000′ | 61 | Bạc Liêu | 105000′ |
30 | Quảng Trị | 106015′ | 62 | Cà Mau | 104030′ |
31 | Thừa Thiên – Huế | 107000′ | 63 | TP. Hồ Chí Minh | 105045′ |
32 | TP. Đà Nẵng | 107045′ |
Trên đây là các thông tin về kinh tuyến, vĩ tuyến và kinh tuyến trục tại Việt Nam. Những thông tin này giúp hỗ trợ hiệu quả cho việc xem bản đồ và công tác xây dựng. Mời bạn tham khảo một số thiết bị hỗ trợ hiệu quả cho công tác đo đạc, trắc địa: