Phương pháp đo giao hội máy toàn đạc điện tử Leica được thực hiện rất rộng rãi, thường xuyên tại những khu vực mà tính thông hướng giữa các mốc không được đảm bảo. Khi đó phương pháp giao hội nghịch sẽ được sử dụng để khởi tạo trạm máy. Khi đó bước thực hiện phương pháp giao hội nghịch (Free Station) sẽ được thực hiện như sau:
Tại Main Menu → 2. (Prog)→F3 (Free Station), màn hình hiện ra:
Tiếp theo chúng ta sẽ thao tác như sau:
Bước 1: Đặt tên công việc
Bấm F1 (Set job): để đặt tên công việc, bước này tương tự như các chương trình đo Surveying, Stake out.
Bước 2: Cài đặt các thông số
Bấm F2 (Set Accuracy limit): Cài đặt các thông số giới hạn độ chính xác cho điểm cần giao hội nếu cần (khi yêu cầu độ chính xác không cao có thể bỏ qua bước này).
Tại bước này người dùng máy có thể nhập giá trị giới hạn của độ lệch tiêu chuẩn. Khi giá trị tính toán vượt quá giá trị cho phép thì sẽ xuất hiện thông điệp cảnh báo. Khi đó người sử dụng quyết định tiếp tục đo hay dừng lại. Nếu muốn cài đặt độ chính xác thì tại dòng Status dùng phím bật ON, ngược lại OFF.
Std.Dev.North: Độ sai lệch trục X.
Std.Dev.East: Độ sai lệch trục Y.
Std.Dev.Height: Độ sai lệch độ cao H
Std.Dev.Angle: Độ sai lệch góc ngang
Sau đó ấn F4 (OK) để thiết lập cài đặt.
Bước 3: Tiến hành đo giao hội nghịch máy toàn đạc Leica
Start tiến hành đo giao hội chọn F4 (Start), màn hình hiện ra:
Ở đây, người sử dụng cần khai báo:
– Station: Tên điểm cần giao hội (tức là tên điểm trạm máy)
– hi: Chiều cao máy
Nhập xong chọn Enter → F4 (OK), màn hình hiện ra như sau:
Trường hợp 1: Nhập trực tiếp toạ độ điểm đo vào, ta thực hiện như sau: Từ màn hình hiển thị như hình 3, nhập vào:
– PtID: Tên điểm cần đo
– hr: Chiều cao gương
Sau đó ấn phím F4 → F1 (ENH), lúc này màn hình hiện ra
Tại trang này ta nhập vào toạ độ điểm thứ 1 tới sau đó ấn Enter → F4(OK), rồi bắt ngắm chính xác vào mục tiêu và ấn F1 (ALL) để đo.
Ấn phím F2 (NextPt) để chuyển sang điểm thứ 2 khi đã đo xong điểm thứ 1, để đo tới các điểm tiếp theo làm tương tự điểm thứ nhất. Sau khi đã thực hiện đo đủ số lượng điểm đo cần thiết (đo tới tối thiểu 2 điểm và tối đa 5 điểm):
→ Để xem kết quả toạ độ điểm trạm máy, ấn phím F3 (COMPUTE),
→ Để xem phần dư ấn phím [RESID],
→ Để xem độ lệch tiêu chuẩn ấn phím F3 (StdDev).
→ Để cài đặt toạ độ điểm vừa giao hội làm toạ độ trạm máy, người sử dụng chỉ cần ấn phím F4 (OK).
Trường hợp 2: Nếu điểm đo tới đã lưu trong bộ nhớ của máy toàn đạc leica, khi đó người dùng chỉ cần nhập vào tên điểm cần đo tới (ví dụ điểm A3) ở dòng (PtID) và chiều cao gương (hr) sau đó ấn phím F1 (FIND) để tìm điểm đó
Sau đó lựa chọn đúng điểm, ấn phím F4 (OK), màn hình hiện ra:
Tiến hành ngắm chính xác vào điểm đo tới:
– Ấn phím F1 (ALL) để đo,
– Ấn phím F2 (NextPt) để chuyển sang điểm khác khi đã đo xong điểm thứ 1, để đo tới các điểm tiếp theo làm tương tự điểm thứ 1. Để xem kết quả giao hội làm tương tự như trường hợp 1.
Kết quả cuối cũng máy sẽ cho ra tọa độ N(X), E(Y), và cao độ H. Đồng thời máy cũng sẽ tính ra phương vị của trạm máy hiện thời. Chính vì vậy mà sau khi tiến hành đo giao hội xong người dùng có thể chuyển sang chế độ đo khác (Surveying, Stake out,…) mà không cần tiến hành thực hiện lại các bước thiết lập trạm máy, định hướng nữa. Ngoài ra phép đo giao hội còn đưa ra các thông số độ lệch tiêu chuẩn và phần dư để có thể đánh giá độ chính xác của kết quả đo đồng thời cho chúng ta biết được độ chính xác của các điểm toạ độ vừa đo tới.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xuất nhập dữ liệu trên máy toàn đạc Leica
Như vậy, Chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách giao hội nghịch trên máy toàn đạc Leica chi tiết nhất. Nếu có thắc mắc kỹ thuật, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0828.965.888 để được hỗ trợ chi tiết nhất. Quý khách tham khảo các dòng máy toàn đạc leica cũ tốt nhất dưới đây.