13 công dụng phổ biến của máy toàn đạc, dân công trình cần biết!

Máy toàn đạc là một thiết bị đa năng, hỗ trợ hiệu quả cho công tác trắc địa. Hiểu rõ về công dụng của máy toàn đạc giúp người dùng ứng dụng được tối đa chức năng vào các lĩnh vực như: trắc địa, xây dựng, đo đạc giao thông, thủy lợi, khảo sát địa chính… Mời bạn cùng Geotech Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Máy toàn đạc (Total Station) là thiết bị quang học điện tử có tích hợp khối đo xa và sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đo đạc, khảo sát địa hình, trắc địa công trình. Thiết bị này cũng được xem là một máy kinh vĩ có tích hợp thêm khối đo khoảng cách EDM. Thiết bị này được sản xuất bởi nhiều đơn vị nổi tiếng như: Hi-Target, Topcon, Foif, Leica, Trimble… 

công dụng máy toàn đạc
Công dụng máy toàn đạc

13 công dụng của máy toàn đạc

Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng trong đo đạc địa hình, khảo sát, xây dựng công trình, cầu đường, đo vẽ bản đồ, bố trí điểm… Trong đó, các công dụng phổ biến của máy toàn đạc là:

1. Đo khoảng cách các điểm xa nhau

Nếu như trước đây, các phương pháp đo đạc truyền thống áp dụng trong đo khoảng cách giữa các con sông, gò đất… thường có sai số lớn. Thì hiện tại, sử dụng máy toàn đạc đo khoảng cách giữa các điểm đảm bảo độ chính xác hơn. Người dùng dễ dàng đo khoảng cách giữa các điểm ở xa nhau với kết quả sai số thấp.

Một máy toàn đạc thông thường có thể đo khoảng cách lên tới 1.500 mét với độ chính xác khoảng 1,5mm (0,059 in) ± 0.000002mm.

công dụng máy toàn đạc
Máy toàn đạc ứng dụng trong đo khoảng cách

2. Tính năng đo góc của máy toàn đạc điện tử

Đo góc là tính năng phổ biến của máy toàn đạc điện tử, được sử dụng nhiều trong đo đạc, trắc địa. Đo góc bao gồm góc đứng và góc ngang.

  • Góc đứng dùng để tính toán về chênh cao giữa các điểm, để từ đó có thể tính toán cao độ các điểm đo.
  • Góc ngang dùng để đo bóp ke, bẻ góc vuông, hoặc góc bất kỳ.

Nhờ phương pháp đo góc thông qua máy toàn đạc, người dùng có thể dễ dàng trong việc bóp ke góc vuông, bẻ các điểm trục giao nhau, đo bố trí tim trục…

công dụng máy toàn đạc
Máy toàn đạc được ứng dụng nhiều trong đo góc

Để đo các góc nằm ngang, người thực hiện có thể lấy bất kỳ hướng nào làm hướng tham chiếu. Đối với phép đo góc thẳng đứng, hướng thẳng đứng hướng lên trên được lấy làm hướng tham chiếu. Độ chính xác của phép đo góc thay đổi từ 2 đến 6 giây.

3. Đo cao độ trên máy toàn đạc điện tử

Cao độ thường được dẫn truyền bằng thiết bị chuyên dụng là cac loại máy thủy bình. Tuy nhiên, trong quá trình đo khảo sát, hiện trạng, người dùng có thể sử dụng máy toàn đạc để đo đạc tính toán luôn cả cao độ. Nhờ việc sử dụng máy toàn đạc giúp công việc tiện lợi, nhanh chóng. 

Ứng dụng đo cao độ của máy toàn đạc phổ biến trong đo khảo sát cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc,…

công dụng máy toàn đạc
Đo cao độ bằng máy toàn đạc

4. Rọc tim trục

Nhờ phương pháp rọc tim trục qua máy toàn đạc mà người dùng có thể thực hiện các công tác gửi tim trục lên gabari, kiểm tra đường thẳng của tim… Công dụng rọc tim trục qua máy toàn đạc này rất dễ thực hiện, giúp việc thi công nhanh chóng hơn.

>>> Tin liên quan: Top 10 máy toàn đạc điện tử tốt nhất, độ bền cao, được mua nhiều

5. Chương trình đo bố trí điểm

Đo bố trí điểm là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc. Thông qua chương trình này giúp người dùng dễ dàng định vị công trình, bố trí điểm tọa độ nhanh chóng và chính xác. 

>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn bố trí điểm ra thực địa bằng máy toàn đạc Topcon

6. Chức năng đo khảo sát của máy toàn đạc điện tử

Chức năng đo khảo sát là chương trình đo chi tiết thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình. Số điểm khảo sát của máy toàn đạc không giới hạn, bao gồm ghi và ghi nhanh lên tới 8 thông số. Mã hóa điểm khảo sát theo danh sách tự động hoặc cài đặt thủ công.

7. Đo diện tích và khối lượng

Đo diện tích và khối lượng là những công dụng phổ biến của máy toàn đạc. Nhờ đo các giá trị vị trí chiều cao các điểm khống chế giúp máy toàn đạc tính tự động ra diện tích và khối lượng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đo diện tích và khối lượng bằng máy toàn đạc điện tử

8. Đo cao không với tới

Nếu cần biết chiều cao của một cây cột, một bức tường…mà không cần phải dùng thước đo, dùng ghế hoặc dùng thang ta chỉ cần 1 chiếc máy toàn đạc là ta có thể biết chính xác chiều cao của chúng thông qua chương trình ứng dụng đo cao không với tới trên máy toàn đạc.

công dụng máy toàn đạc
Đo độ cao không với tới bằng máy toàn đạc

9. Xử lý dữ liệu

Thiết bị này được cung cấp một bộ vi xử lý sẵn có. Bộ vi xử lý lấy trung bình nhiều quan sát. Với sự trợ giúp của khoảng cách dốc và các góc dọc và ngang được đo, khi chiều cao của trục của thiết bị và mục tiêu được cung cấp, bộ vi xử lý sẽ tính toán khoảng cách ngang và tọa độ X, Y, Z. Bộ xử lý có khả năng áp dụng hiệu chỉnh nhiệt độ và áp suất cho các phép đo, nếu nhiệt độ và áp suất khí quyển được cung cấp.

10. Dẫn mốc tọa độ gốc về công trình

Nhờ máy toàn đạc mà ta có thể dẫn tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dựng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế cho công trình mà không làm sai lệch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.

11. Đo điểm bị khuất

Máy toàn đạc có khả năng tính thông số điểm bị che khuất thông qua phương pháp đo điểm khuất. Mặc dù đây là công dụng không được phổ biến nhiều. Tuy nhiên, nhờ công dụng này giúp hỗ trợ hiệu quả một số công việc liên quan. 

12. Đường cong tham chiếu

Máy toàn đạc điện tử có khả năng xác định đường cong và kiểm tra điểm tham chiếu đến đường cong nhờ quan sát đồ họa. Ngoài ra, thiết bị còn có khả năng chuyển điểm khảo sát, chuyển đường cong và góc nhờ định hướng qua đồ họa.

công dụng máy toàn đạc
Xác định đường cong tham chiếu qua máy toàn đạc

13. Đo khoảng cách gián tiếp

Máy toàn đạc tính khoảng cách gián tiếp của một điểm bằng cách đo đến một điểm cơ sở sau đó hướng tới điểm đo gián tiếp. Ví dụ khi người đo dựng máy tại điểm A, người dùng có thể đo được khoảng cách của điểm B và C mà không cần mang máy dựng tại B và C.

Một số lưu ý khi sử dụng để máy được bền hơn

Máy toàn đạc là một thiết bị điện tử vì vậy nếu bạn cần nâng cao độ bền trong quá trình sử dụng hãy lưu ý những điều sau:

  • Phải luôn bảo quản máy toàn đạc điện tử sau khi sử dụng ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.
  • Nên đặt máy toàn đạc vào hộp khi không sử dụng, hộp nên có tính năng chống va chạm khi di chuyển đến các địa điểm làm việc.
  • Bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy để loại bỏ bụi bẩn.
  • Nên sạc pin đầy đủ khi sử dụng, tránh thường xuyên dùng cạn pin.
  • Nên sử dụng pin chính hãng, để tránh chai pin hoặc làm hỏng pin.
  • Kiểm nghiệm, hiệu chỉnh máy toàn đạc thường xuyên.

Mặc dù máy toàn đạc thường có mức chi phí cao hơn so với các loại công cụ khảo sát khác, tuy nhiên thiết bị này sở hữu nhiều công dụng, dễ dàng thực hiện các phép đo nhanh hơn, chi tiết và chính xác hơn nhiều công cụ khác. Chính vì vậy, sở hữu sản phẩm máy toàn đạc là lựa chọn được hầu hết dân kỹ thuật công trình lựa chọn. 

Có thể thấy, những người làm công trình nên nắm rõ các công dụng máy toàn đạc để áp dụng hiệu quả trong công việc. Các thông tin hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc liên tục được cập nhật trên Geotech Global, bạn đọc có thể truy cập để cập nhật kiến thức mới.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *