Trong bài viết này, Geotech Global sẽ giới thiệu đến bạn cao độ trong xây dựng và khảo sát và gì? Tầm quan trọng của cao độ và cách đo cao độ bằng máy thủy bình.
1. Cao độ là gì?
1.1 Cao độ trong xây dựng
Cao độ trong xây dựng còn gọi là cốt ( cos). Cao độ trong xây dựng được hiểu là khoảng cách từ mặt phẳng (có thể là sàn tầng 1) lên một vị trí khác thấp hơn hoặc cao hơn . Cao độ trong xây dựng là những đo đạc chi tiết độ cao, hướng dốc, độ dốc của vị trí cần xây dựng.
Cao độ được tính bằng mét, lấy chính xác đến 3 chữ số sau.
Ký hiệu cao độ trong xây dựng là hình tam giác đều nửa trắng nửa đen. Mặt chuẩn được quy định có cao độ là ±0.000. Vị trí thấp hơn sàn có cao độ âm. Vị trí cao hơn có cao độ dương.
1.2 Cao độ khảo sát
Cao độ trong bản vẽ khảo sát được hiểu là độ cao của một điểm trong không gian và là khoảng cách thẳng đứng( theo chiều hút lực hấp dẫn) từ điểm đó đến một mặt chuẩn. Mặt chuẩn có thể là mặt phẳng hoặc cong, có thể mặt cố định hoặc giả định. Thông thường, mặt chuẩn là mực nước biển ( bỏ qua biến động do thủy chiều), một mặt có hình Ellipsoid tròn xoay
Ký hiệu của cao độ trong thiết kế là V ( Vertical)
2. Vai trò của cao độ
Cao độ giúp thể hiện độ cao của vị trí cần đo, hỗ trợ vẽ trong không gian 3 chiều , đường đồng mức…
Cao độ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình thiết kế, thi công. Khi có chỉ số cao độ chính xác, kỹ sư mới có thể tính toán và thiết kế các công trình như nhà ở ở, công trình phụ như hệ thống đường ống, hệ thống thoát nước, điện) phù hợp với địa hình
3. Các cách tính cao độ
3.1 Đo cao độ trong khảo sát
Có 2 cách để lấy cao độ trong khảo sát như sau:
Cách 1: Dùng máy RTK để lấy cao độ nhanh nhất. Máy RTK sẽ cho kết quả về kinh vĩ, vĩ độ, cao độ của điểm đo và đánh dấu điểm đo trực tiếp trên bản đồ theo hệ tọa độ được chọn sẵn
Tuy nhiên, phương pháp này có sai số lớn ( khoảng vài cm) và độ ổn định không cao. Ngoài ra, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, địa hình.
Cách 2: Dùng máy toàn đạc để lấy cao độ. Sử dụng máy toàn đạc điện tử để dẫn cao độ từ mốc tọa độ chuẩn về các điểm cần đo. Từ đó, xác định tọa độ, cao độ và đánh dấu lên bản đồ.
Phương pháp này có độ chính xác cao, lên tới hàng mm. Nhược điểm là thời gian thực hiện lâu, tốn nhiều công sức.
Thông thường, các số liệu đo cao độ bằng máy toàn đạc chỉ để dùng tham khảo, không dùng để trực tiếp đo vẽ và thi công.
3.2 Đo cao độ trong xây dựng bằng máy thủy bình
Để lấy cao độ xây dựng, người ta thường sử dụng máy thủy bình. Máy thủy bình giúp tìm ra chênh lệch đọ cao giữa các điểm được đánh dấu, từ đó tìm ra cao độ của vị trí cần đo.
Quy trình đo cao độ bằng máy thủy bình được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định vị trí cần đặt máy thủy bình.
Vị trí đặt máy thủy bình thường là vị trí có độ cao hơn hẳn vị trí làm mốc. Nền đặt máy thủy bình phải chắc chắn, không sụt lún. Máy cần được đặt cân bằng
Bước 2: Tiến hành cân máy
>> Xem thêm: Hướng dẫn cân bọt thủy máy thủy bình
Bước 3: Tiến hành đo đạc
Người đo sẽ ngắm các điểm lên nhờ mia, sau đó điều chỉnh sao cho hình ảnh hiển thị rõ ràng nhất. Thông số mia được đọc theo hàng m và hàng dm, mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 0,1 dm. Cuối cùng dựa vào chỉ số để tính toán ra cao độ cuối cùng.
>> Tham khảo thêm: Phương pháp đo cao độ hình học bằng máy thủy bình