Công nghệ đo RTK là gì?

Công nghệ đo RTK là công nghệ sử dụng tọa độ GPS để xác định vị trí một cách nhanh chóng và chính xác. Nó có thể thu được kết quả định vị ba chiều của trạm đo trong hệ tọa độ trong thời gian thực và có khả năng đạt được độ chính xác đến độ milimet. RTK hiện đang là phương pháp đo đang được sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ đo RTK

Công nghệ đo RTK hoạt động trên nguyên lý là sử dụng hai thiết bị GPS: một thiết bị làm trạm tĩnh (base station) và một thiết bị làm trạm động rover. Trạm tĩnh thường là một thiết bị GPS RTK đặt cố định thu và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động.

Quá trình này sử dụng thuật toán RTK, kết hợp giữa dữ liệu từ hai thiết bị trên sau đó tìm ra sự chênh lệch giữa vị trí thực tế và vị trí tính toán. Các kỹ sư đo đạc sử dụng độ chênh lệch này để tối ưu hóa sự chính xác của vị trí.

Phuong phap do RTK
Nguyên lý hoạt động của công nghệ đo RTK

>>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu chi tiết về công nghệ đo RTK 

Những tính năng vượt trội khiến công nghệ đo RTK ngày càng được ưa chuộng

Độ chính xác cao 

Phương pháp đo RTK có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực chính xác đến từng mili giây. Điều này khiến nó trở nên lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu điều hướng theo thời gian thực, chẳng hạn như xe tự hành và máy bay không người lái. Ngoài ra, khi đo bằng công nghệ này, dữ liệu thu thập được một cách tự động nên giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của người đo đến kế quả. Từ đo tăng độ tin cậy của dữ liệu.

Sai số của phương pháp này có thế đạt được là:

  • Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
  • Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rm

Tiết kiệm thời gian, nhân lực 

Với phương pháp đo đạc truyền thống sử dụng máy toàn đạc hay máy thủy bình cần ít nhất 2 người đo. Tuy nhiên, đối với phương pháp đo RTK không cần sử dụng quá nhiều nhân lực trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, phương pháp này có khả năng đo chi tiết ở khoảng cách lớn, nên tốc độ đo nhanh, chính vì thế có thể rút ngắn thời gian thi công tại thực địa. Bên cạnh đó, với một máy GPS RTK, người đo có thể đạt đến 1000 điểm đo chi tiết trong ngày khi khảo sát ở những nơi có điều kiện địa hình, thời tiết thuận lợi

  • Tiết kiệm 20-30% thời gian khảo sát so với các phép đo truyền thống hoặc so với phép đo bằng máy toàn đạc điện tử
  • Tiết kiệm 30-50% nhân lực so với phương pháp đo phổ thông
  • Các kết quả của phép đo đạc sử dụng công nghệ GPS đều nằm trong một hệ tọa độ thống nhất trên toàn thế giới
Cong nghe do RTK
Công nghệ đo RTK đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao

Không cần phải thông hướng ngắm giữa các điểm đo 

Trong công tác khảo sát, việc lựa chọn các điểm đặt mốc và phải đảm bảo tính thông hướng giữa các mốc khá khó khăn tại những khu vực khảo sát có địa hình phức tạp, nhiều vật cản. Đối với những phương pháp đo đạc truyền thống việc thông hướng giữa các điểm mốc là bắt buộc. Tuy nhiên với phương pháp đo RTK vấn đề thông hướng giữa các mốc được giải quyết một cách dễ dàng.

Định dạng dữ liệu dạng số dễ chuyển đổi

Trong quá trình đo đạc bằng công nghệ RTK, số liệu đều được lưu dưới dạng số, nên giảm tối đa sai số do ảnh hưởng con người đến kết quả đo. Ngoài ra, dữ liệu có thể xuất theo nhiều định dạng như: txt, csv, dat… nên việc lưu trữ thuận lợi và tích hợp dễ dàng với rất nhiều ứng dụng, phần mềm chuyên ngành.

Bên cạnh đó, giá trị tọa độ đều theo hệ tọa độ VN 2000 nên các kỹ sư không cần xử lý thêm.

May GPS RTK Hi-Target V200
May GPS RTK Hi-Target V200 cung cấp giải pháp đo đạc hiệu quả, chất lượng

>> Bài viết liên quan: Các phương pháp đo RTK được ứng dụng tại Việt Nam