Sai số 2C và sai số mo là tình trạng thường gặp trong đo đạc trắc địa xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hai loại sai số này và các loại sai số khác trong đo đạc, mời bạn đọc cùng Geotech Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
1. Sai số 2C là gì và cách khắc phục
Sai số 2C là điều mà người làm trong công tác trắc địa, sử dụng máy toàn đạc cần đặc biệt quan tâm. Thông thường việc kiểm tra sai số 2C này thường được thực hiện trước khi đo đạc, mua máy toàn đạc cũ, hiệu chỉnh máy…
1.1. Sai số 2C là gì?
Sai số 2c trong trắc địa là gì được nhiều người quan tâm. Thực tế, sai số 2C là sai số xuất hiện khi trục ngắm của ống kính máy toàn đạc không vuông góc với trục quay của ống kính. Hay nói cách khác, trục ngắm của ống kính máy đo và trục quay không tạo thành góc vuông.
Lỗi sai số 2C không phải hiếm gặp. Mặc dù vậy, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu suất đo đạc. Chính vì vậy, hiểu về nguyên nhân và khắc phục tình trạng sai số 2C là rất cần thiết.
1.2 Nguyên nhân của sai số 2C
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sai số 2c trong đo đạc, tiêu biểu như:
- Do thiết bị đo cũ, không được hiệu chỉnh thường xuyên
- Máy đo không được đặt cân bằng
- Người dùng máy tự hiệu chỉnh tuy nhiên hiệu chỉnh không đúng cách.
>>> Tham khảo thêm: Có nên mua máy toàn đạc Trung Quốc không?
1.3. Cách xác định sai số 2C trong trắc địa
Để tránh sai số 2C trong trắc địa, trước khi sử dụng máy, hãy áp dụng cách sau để xác định:
Bước 1: Ngắm mục tiêu
Chọn mục tiêu từ 50m và thực hiện ngắm mục tiêu. Siết chặt ốc dùng để hãm bàn độ ngang để giúp máy cố định và không bị dịch chuyển dẫn đến sai lệch. Sau đó, người tực hiện xoay nhẹ núm vi động ngang nhằm đưa biểu tượng chỉ đứng có hình chữ thập về chính giữa của mục tiêu đang nhắm.
Bước 2: Kiểm tra sai số 2C
Lúc này, trên màn hình máy toàn tạc, người thực hiện chọn phím có biểu tượng [ANG] và chức năng 1.[Offset]. Giá trị của góc sẽ được đưa về 0°00’00”. Xoay máy toàn đạc 180° đồng thời đảo ngược ống kính. Tiếp tục bắt mục tiêu như bước 1. Ở bước này, người thực hiện cần cẩn thật để đảm bảo độ chính xác và kiểm tra sai số lệch 2C.
Cách tính sai số 2C: Áp dụng công thức sau để tính sai số 2C: 2C = T-P±1800. Trong trường hợp kết quả sai số 2C vượt quá sai số 2C cho phép quy định của từng máy, cần thực hiện hiệu chỉnh cho máy. Tuy nhiên, bạn chỉ thực hiện hiểu chỉnh khi hiểu về máy toàn đạc, có kiến thức chuyên môn liên quan.
Lưu ý:
Khi đo máy toàn đạc, các tính toán phải thỏa mãn điều kiện sau:
Độ chính xác đo góc | Nhỏ hơn | Kết quả |
+ / – 1” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 2” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 3” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 5” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 6” | + / – 30” | Đạt |
+ / – 7” | + / – 30” | Đạt |
Để khắc phục lỗi sai số 2C, cần cân bằng lại góc vuông giữa trục ngắm và trục quay. Như vậy là có thể ngắm được mục tiêu xa chuẩn xác và không sai số.
2. Sai số MO là gì và cách khắc phục
2.1. Sai số MO là gì?
Sai số MO là sai số bàn độ đứng. Nguyên nhân của lỗi sai số MO này là do các trục ngắm CC nằm ngang máy toàn đạc có vách khắc bàn đứng ở góc (00 -1800) hoặc (900 -2700). Trong khi đó, (00 -00) của máy lại trùng với vạch “0” hoặc vạch chuẩn đọc số của thang đọc số. Hay nói cách khác, đây là tình huống vạch chuẩn “0” của thang đọc số bị chệch so với đường nằm ngang HH.
2.2. Cách kiểm tra sai số Mo
Để xác định máy toàn tạc có đang gặp lỗi sai số Mo hay không, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Đặt máy đo lên kệ chắc chắn, đảm bảo cân đối. Chọn mục tiêu bất kỳ ở xa, khoảng cách từ 50m trở lên.
- Bước 2: Dùng chỉ ngang ở bàn độ trái bắt mục tiêu chính xác. Cân bằng sao cho bọt thủy lực đứng và có đọc số là T.
- Bước 3: Ở bàn độ phía bên tay phải, bạn tiến hành bắt mục tiêu bằng chỉ ngang. Lúc này, bọt thủy bàn độ đứng phải cân bằng để thu được đọc số là P.
- Bước 4: So sánh kết quả với các mốc sau, nếu vượt quá mức quy định thì máy cần được điều chỉnh.
- Đối với máy khắc 900 – 2700: MO = (T+P – 3600)/2
- Đối với máy khắc 00 – 1800: MO = (T+P – 1800)/2
- Đối với máy khắc 00 – 00: MO = (T+P)/2
2.3. Cách điều chỉnh sai số Mo
- Trường hợp máy không tự động cân bằng (Loại có thiết kế bọt nước ở bàn độ đứng): Dùng ốc cân bằng ống thủy để đọc số P chuẩn xác. Lúc này, bọt thủy bàn độ sẽ bị lệch khỏi vị trí trung tâm. Bạn tiếp tục điều chỉnh ốc của đầu ống thủy lực sao cho bọt thủy vào chính giữa. Sau đó, vặn cố định các con ốc chắc chắn. Kiểm tra sai số MO lại một lần nữa.
- Trường hợp máy tự động cân bằng (Loại có thiết kế lắc tự động): Dùng ốc vi động đứng điều chỉnh các số đọc đúng vị trí. Lúc này, chỉ ngang sẽ rời khỏi vị trí của mục tiêu. Bạn tiếp tục văn ốc sao cho chỉ ngang nằm chính giữa mục tiêu ban đầu và cố định ốc.
>>> Tìm hiểu thêm: Đo EDM là gì? Tìm hiểu về đo EDM trong ngành trắc địa bản đồ
3. Cách hạn chế sai số trong đo đạc trắc địa
Bên cạnh việc sai số 2C và sai số MO, trong đo đạc trắc địa có thể gặp phải một số tình trạng sai số khác. Để hạn chế các vấn đề sai số này, bạn nên:
- Đo đi đo lại nhiều lần để hạn chế chênh lệch kết quả đo quá nhiều
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy (bao gồm bọt thủy tròn và bọt thủy dài)
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm
- Kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo, áp dụng phương pháp đo thích hợp, tính số hiệu chỉnh vào kết quả đo….
Nhìn chung, sai số 2C và sai số MO là những điều mà người làm trong công tác trắc địa cần đặc biệt chú ý. Để hạn chế những sai số này, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn các loại sản phẩm chất lượng, có độ chính xác cao, tiêu biểu có thể kể đến: