Đo khoảng cách bằng máy thủy bình được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Tính năng nổi bật của máy thủy bình là bố trí được độ cao thực địa một cách chính xác và tin cậy. Chi tiết hướng dẫn đo khoảng cách bằng máy thủy bình, quý khách xem tại bài viết này.
1. Quy trình đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Bước 1: Chọn vị trí đặt máy thủy bình
Vị trí đặt máy thủy bình để đo khoảng cách có thể là mặt sàn hoặc bất kỳ vị trí cần đo đạc. Phải đặt máy cao hơn vị trí của mốc.
Bước 2: Cân máy thủy bình
Để máy thủy bình cân thì nên đặt phải bằng bằng, chắc chắn, không bị sụt lún. Chân máy đặt ở vị trí thăng bằng nhất. Đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho bọt thủy nằm ở vị trí đường thẳng đi qua 2 ốc trên máy. Vặn 2 ốc ở đế máy cùng chiều để đưa bọt nước vào vị trí cân bằng. Sau đó, dùng ốc thứ 3 điều chỉnh bọt nước vào vị trí cân bằng chính xác.
Bước 3: Thực hiện đo khoảng cách
Ngắm vào mia máy thủy bình và điều quang, sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy rõ nét nhất.
Bước 4: Tính khoảng cách đã đo.
Đặt số đọc chỉ trên là A, số đọc chỉ dưới là B. Khoảng cách cần đo tính theo công thức: S= ( A-B) x Const.
Lưu ý: Nếu bạn đang đo khoảng cách trong môi trường rừng hoặc đầm lầy, hãy đảm bảo rằng không có vật cản giữa máy thủy bình và mục đích đo.
>> Tham khảo thêm: Cách đọc mia máy thủy bình
2. Lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình, hãy lưu ý những điều sau:
- Môi trường: Máy thủy bình không hoạt động tốt trong môi trường mờ hoặc nhiễu.
- Vật cản: Tránh đặt vật cản giữa máy thủy bình và mục đích đo.
- Độ chính xác: Máy thủy bình có thể có sai số, vì vậy hãy kiểm tra kết quả đo độ dài nhiều lần và lấy trung bình để tăng độ chính xác.
- Pin: Hãy kiểm tra pin trước khi sử dụng máy thủy bình và thay thế nếu cần thiết.
- Hướng đo: Hãy đảm bảo rằng máy thủy bình đang để theo hướng đo mục tiêu mong muốn.
- Bảo trì: Hãy bảo trì máy thủy bình định kỳ để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của máy.
3. Lưu ý với Mia khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình
- Đối với thủy chuẩn kỹ thuật thì khoảng cách máy tới mia không xa hơn 120m. Khoảng chênh lệch mia trước tới mia sau không chênh quá 5m.
- Đối với thủy chuẩn hạng IV thì khoảng cách từ máy tới mia không nên quá 80m. Độ chênh lệch mia trước tới mia sau không quá 3m
- Đối với thủy chuẩn hạng III, khoảng cách máy thủy bình tới mia không xa quá 80m. Mia trước tới mia sau không chênh lệch quá 2m ảnh hưởng kết quả.
- Đối với thủy chuẩn hạng III thì khoảng cách từ máy tới mia không nên vượt quá 80m. Liên quan khoảng cách từ mia trước tới mia sau chênh lệch không quá 1.5m.
- Ở bước này, chúng ta đo thủy chuẩn hạng IV trở lên bằng mia gỗ, invar phải bố trí số trạm (n) chẵn. Đây là điểm cần lưu ý đảm bảo kết quả chính xác nhất.
4. Các loại máy thủy bình đo khoảng cách tốt nhất
Tùy vào mục đích sử, quý khách hàng nên lựa chọn các loại máy thủy bình khác nhau
Máy thủy bình sử dụng cho việc khảo sát công trình:
- Nikon AC- 2S: dùng để đo quan trắc độ lún của công trình, kiểm tra độ phẳng của sàn thi công, lập lưới khống chế độ cao…
- AX- 2S: có độ phóng đại 20X, độ chính xác lên đến +/-2.5mm/1km
- Sokkia B40A: độ phóng đại ống kính 24X, độ chính xác 2,0mm, khả năng đọc nhỏ nhất 15’’, độ cài đặt chính xác 3”.
Máy thủy bình dùng trong xây dựng nhà ở cao tầng:
- Leica NA 824: đo khoảng cách ngắn nhất là 1m, IP chống sốc bụi cao, sai số từ 1,5 -2,5mm
- Leica NA 720: độ phóng đại 20X, sai số đo trên 1km khoảng +/-2,5mm
- Leica NA 728: độ phóng đại lên đến 28X, vật liệu bền vững có khả năng chống va đập, đo được trong tình trạng ánh sáng kém nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể liên hệ hotline: 0828.965.888 để được tư vấn chi tiết về các loại máy thủy bình phù hợp nhất.