Độ cao so với mực nước biển cho phép đo tiêu chuẩn về cao độ hoặc độ cao của các địa hình, vật thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của độ cao so với mực nước biển là gì và cách tính như thế nào? Để hiểu rõ hơn về thông tin này, mời bạn cùng Geotech Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Độ cao so với mực nước biển là gì?
Mực nước biển là một bề mặt hình ellipsoid bao quanh Trái Đất, đây là cột mốc để người ta tiến hành đo đạc về chiều cao của các vật thể khác trên khắp thế giới. Mực nước biển ứng dụng trong các vấn đề đo đạc liên quan đến tự nhiên, địa hình.
Độ cao so với mực nước biển là số đo của vật thể được tính từ mốc là bề mặt hình ellipsoid bao quanh Trái Đất (mực nước biển đã nói ở trên). Độ cao so với mực nước biển còn được gọi là độ cao tuyệt đối, khái niệm này thường gặp trong các tài liệu, chuyên ngành liên quan đến địa lý.
Độ cao so với mực nước biển (MASL hoặc masl) viết đầy đủ là mét trên mực nước biển trung bình (MAML), được tính bằng đơn vị mét theo khoảng cách dọc. Mực nước biển trung bình thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu và các yếu tố khác và thay đổi theo thời gian.
Mực nước biển trong thực tế sẽ có những biến đổi do biến đổi khí hậu, các yếu tố con người. Vì vậy, các phép đo cao so với mực nước biển có thể sẽ khác với độ cao trong thực tế ở một thời điểm nhất định.
Tính độ cao so với mực nước biển để làm gì?
Lấy độ cao so với mực nước biển để đo đạc những thứ to lớn như núi, đồi, nhà cao tầng,… được xem là tối ưu nhất. Bởi theo lý giải khoa học, lấy cột mốc tự nhiên khác thường có biến động nhiều theo thời gian, chỉ có mực nước biển là ít biến động nhất.
Bởi mực nước biển có sự liên kết toàn cầu, chỗ nào thiếu sẽ có chỗ khác bù lại. Ngoài ra, theo quy luật tự nhiên, nước biển luôn có một lượng nước tuần hoàn do mưa cung cấp, nên sự thiếu hụt là không đáng kể.
Chính vì vậy, mực nước biển được lấy là tiêu chuẩn để đo cao độ, độ cao của một số thứ là:
- Chiều cao của các vật thể có kích thước lớn trong tự nhiên như núi, đồi,…
- Vị trí địa lý của khu vực nào đó như thị trấn, địa danh,…
- Độ cao của các vật thể bay xác định như trực thăng, máy bay,…
- Chiều cao tính từ đỉnh của các tòa nhà hoặc các cấu trúc thiết kế khác
Nhìn chung, thông số độ cao so với mặt nước biển có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành nghề liên quan tới địa chất. Nếu không có thông số này, việc so sánh độ cao, xem xét các tiêu chuẩn chung sẽ gặp ít nhiều khó khăn.
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Kinh tuyến, vĩ tuyến và kinh tuyến trục các tỉnh tại Việt Nam
Hướng dẫn xác định độ cao so với mực nước biển
Để xác định độ cao so với mực nước biển, bạn cần hiểu về thiết bị hỗ trợ và hệ thống đo lường sử dụng.
Cách xác định độ cao so với mực nước biển
Có nhiều cách đo độ cao so với mực nước biển của một vật thể. Dưới đây, Geotech Global giới thiệu đến bạn đọc một số phép đo phổ biến nhất:
- Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (hay còn gọi là hệ thống GPS) để xác định vị trí có liên quan đến nhiều vệ tinh.
- Dùng máy đo độ cao để đo độ cao so với mặt nước biển. Thông thường những loại máy này sẽ dựa vào áp suất khí quyển để tìm ra, cứ càng lên cao thì chúng lại càng giảm
- Chụp ảnh trên không, với phép đo này có thể là sử dụng vệ tinh, trực thăng hoặc Flycam để làm điều này.
- Sử dụng điện thoại với phần mềm đo độ cao so với mực nước biển tiêu biểu như: Altimeter & Altitude Widget, Altimeter GPS – Hike & Trek, Altimeter Ler, My Altitude, Altimeter (bởi EXA)…
Hệ thống đo lường độ cao so với mặt nước biển
Để đo độ cao so với mực nước biển có thể dùng đơn vị Feet hoặc met. Thông thường tại Mỹ và một số quốc gia khác, người ta sẽ dùng đơn vị là Feet để đo độ cao của một sự vật nào đó so với mực nước biển. Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều nước khác, thì đơn vị là met vẫn được ưu tiên sử dụng.
Một phần việc lựa chọn đơn vị đo lường vì dễ sử dụng, tiếp theo nữa là giúp mọi người tiện lợi hơn trong việc tối ưu hóa thông tin và kết hợp chúng với các tài liệu khác.
Các loại thiết bị đo độ cao so với mực nước biển
Nếu như trước đây việc đo độ cao so với mực nước biển của các ngọn núi hay toà nhà,… là khó khăn. Thì hiện tại, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, việc đo lường khoảng cách so với mực nước biển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Có nhiều dụng cụ để đo chỉ số này như: cao độ kế altimeter, đồng hồ đo độ cao mực nước biển, thiết bị đo độ cao, máy đo khoảng cách… Các dụng cụ này được thiết kế để đo lường độ cao chính xác và nhanh chóng. Trong đó, altimeter được sử dụng phổ biến nhất.
Như vậy, thông tin về độ cao so với mực nước biển trên là kiến thức quan trọng liên quan đến địa lý, trắc địa. Hy vọng những thông tin Geotech Global cung cấp trên hữu ích với bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Thước thủy là gì? Cách sử dụng thước thủy chính xác nhất