Định hướng đường thẳng trong trắc địa: Góc phương vị, góc hai phương và góc định hướng

Để có thể xác định một đường thẳng lên bản đồ cần phải biết chiều dài và hướng của đường thẳng đó. Trong đo đạc, để định hướng đường thẳng người ta đã quy ước chọn một hướng làm chuẩn: hướng Nam Bắc của đường kinh tuyến quả đất. Dựa vào hướng chuẩn này để xác định hướng đường thẳng.

Trong bài viết hôm nay Geotech Global sẽ cùng tìm hiểu một số loại góc trong trắc địa.

1. Góc phương vị là gì?

Góc phương vị của một đường thẳng là một góc bằng kể từ hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ đến hướng của đường thẳng đó.

Như hình dưới, góc phương vị đường thẳng MN là góc A. A có giá trị từ 00 < A 3600 (hình 1.1).

Tính chất:

  • Nếu góc phương vị lấy kinh tuyến của quả đất làm chuẩn thì được gọi là góc phương vị thực. Góc phương vị thực muốn được xác định phải tiến hành đo đạc thiên văn.
  • Nếu góc phương vị của một đường thẳng nếu lấy hướng Bắc của kinh tuyến từ làm chuẩn sẽ được gọi là góc phương vị từ (hình 1.2)

Góc phương vị

Kinh tuyến thực và kinh tuyến từ thường không trùng nhau mà tạo với nhau thành một góc lệch δ và được gọi là góc từ thiên. Nếu kim nam châm lệch về phía Đông của kinh tuyến thực thì δ có tên gọi là “góc từ thiên Đông” và có dấu +. Nếu kim nam châm lệch về phía Tây thì δ có tên gọi là “góc từ thiên Tây” và có dấu âm (-).

Do độ từ thiên δ biến động theo vị trí địa lý, tình hình địa chất và các biến động trên mặt trời: giá trị và dấu của δ thường được ghi chú vào phía dưới tấm bản đồ: đó là giá trị trung bình của δ ở trong vùng nằm trong phạm vi của tờ bản đồ.

Tham khảo thêm: Cách khắc phục hiệu quả sai số 2C và sai số MO trong đo đạc trắc địa

2. Góc hai phương

Góc hai phương của một đường thẳng là một góc bằng được tính từ hướng Bắc hay hướng Nam tới hướng của đường thẳng đó. Góc hai phương được kí hiệu là chữ R, có giá trị: 00 < R < 90º (Hình 2.1)

Trong đo đạc có hướng Nam Bắc và Đông Tây được chia làm 4 phần thử:

  • Phần tử thứ I : hướng Đông Bắc.
  • Phần tử thứ II: hướng Đông Nam.
  • Phần tử thứ III: hướng Tây Nam.
  • Phần tử thứ IV: hướng Tây Bắc.

Góc đường thẳng

Góc hai phương của đường thẳng nếu hướng về phía Bắc sẽ lấy hướng Bắc làm chuẩn (RAB).

Góc hai phương của đường thẳng nếu hướng về phía Nam sẽ lấy hướng Nam làm chuẩn (RAC).

Tính chất góc hai phương của một đường thẳng: gồm góc hai phương thực (R) và góc hai phương từ (r), hai góc này chênh nhau một góc δ.

Tham khảo: máy toàn đạc điện tử hỗ trợ việc xác định góc.

3. Góc định hướng (α)

Nếu chọn hướng gốc là kinh tuyến trục của múi chiếu, tức là trục x, ta có khái niệm góc định hướng (hình 3.1).

Góc định hướng

Góc định hướng α của một đường thẳng là góc bằng tính từ hướng Bắc của kinh tuyến trục theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng.

Tính chất: Góc định hướng có giá trị từ 0 đến 3600. Khác với góc phương vị, góc định hướng không thay đổi tại các điểm khác nhau của một đường thẳng. Đặc điểm này làm cho việc sử dụng góc định hướng trở nên thuận tiện trong tính toán tọa độ.

Kinh tuyến trục chính là một kinh tuyến thực ở giữa múi chiếu, do vậy tại một điểm trên đường thẳng nói chung góc định hướng và góc phương vị thực khác nhau một lượng bằng độ hội tụ kinh tuyến giữa kinh tuyến thực đi qua điểm đó và kinh tuyến trục, nghĩa là α = A ± λ, tùy theo vị trí tương quan giữa hai kinh tuyến (α : là góc định hướng; A : là góc phương vị, λ : độ tụ kinh tuyến).

Góc định hướng ngược của đoạn thẳng AB được ký hiệu là: αBA = αAB ± 1800 (hình III.5b).

Dấu + hay – được chọn sao cho giá trị αBA nằm trong khoảng từ 0 đến 3600.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc góc phương vị là gì, thông tin về góc hai phương và góc định hướng. Hiểu rõ về định hướng đường thẳng trong đo đạc, trắc địa giúp bạn dễ dàng hơn trong công tác xác định, đo đạc.

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *