Bản Đồ Địa Hình

Bản đồ địa hình thể hiện các đối tượng có trong một khu vực trên bề mặt trái đất tuy nhiên không đưa tất cả đối tượng lên bản đồ mà chỉ bao gồm một lượng thông tin nhất định phụ thuộc vào không gian, thời gian và mục đích sử dụng bản đồ. Bài viết dưới đây, Geotech Global giới thiệu cho các bạn thông tin về bản đồ địa hình.

1. Khái niệm

Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện các yếu tố đặc trưng của địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.

2. Nội dung được thể hiện trên bản đồ địa hình

Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: Thuỷ hệ, các điểm dân cư; các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá; mạnh lưới các đường giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng; các đường ranh giới… Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình.

> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc tại Thanh Hóa

Bản đồ địa chính 1

2.1 Địa vật định hướng

Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh chóng và chính xác trên bản đồ (ví dụ: các toà nhà cao, nhà thờ, cột cây số,…). Các địa vật định hướng cũng còn bao gồm cả một số địa vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết (ví dụ như: ngã 3, ngã 4 đường sá, các giếng ở ngoài vùng dân cư…).

2.2 Thuỷ hệ

Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ trên bản đồ địa hình. Trên bản đồ biểu thị các đường bờ biển, bờ hồ, bờ của các con sông lớn được vẽ bằng 2 nét. Các đường bờ nước được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của từng kiểu đường bờ.

Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1cm trở lên. Ngoài ra còn thể hiện các kênh đào, mương máng, các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ (như các bến cảng, cầu cống, trạm thủy điện, đập,…).

Trên bản đồ, sông được thể hiện bằng một nét hay hai nét là phụ thuộc vào độ rộng của nó ở thực địa và tỷ lệ của bản đồ (bảng 1)

                                                                                                                        Bảng 1

Biểu thị sôngĐộ rộng của sông ở thực địa (m)
1:10.0001:25.0001:50.0001:100.000
– 1 nét<3<5<5<10
– 2 nét cách nhau 0.3 mm3 – 65 – 155 – 3010 – 60
– 2 nét thể hiện đúng độ rộng của sông> 6> 15> 30> 60

2.3 Các điểm dân cư

Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành chính – chính trị của nó. Theo kiểu cư trú, phân ra thành các nhóm: các thành phố, các điểm dân cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố ven đường sắt, nơi nghỉ mát), các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, nhà độc lập,…). Kiểu điểm dân cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu chữ ghi chú tên của nó.

Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải giữ được đặc trưng của chúng về quy hoạch, cấu trúc.

ban-do-dia-hinh

2.4 Mạng lưới đường sá giao thông và đường dây liên lạc

Trên các bản đồ địa hình thì mạng lưới đường sá được thể hiện tỉ mỉ về khả năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường sá được thể hiện chi tiết hoặc khái lược là tuỳ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ. Cần phải phản ánh đúng đắn mật độ của lưới đường sá, hướng và vị trí của các con đường, chất lượng của chúng.

Đường sá được phân ra thành: đường sắt, đường rải mặt và đường đất. Các đường sắt được phân chia theo độ rộng của đường ray, theo số đường ray, trạng thái của đường, dạng đầu máy xe lửa,… Trên đường sắt phải biểu thị các nhà ga, các vật kiến trúc và các trang thiết bị khác thuộc đường sắt (tháp nước, trạm canh, các con đường ngầm, các đoạn đường đắp cao, cầu, cống,…).

Các đường không ray được phân ra thành:

  • Các đường ôtô trục.
  • Các đường rải nhựa tốt.
  • Các đường nhựa thường.
  • Các đường đá tốt.
  • Các đường đất lớn.
  • Các đường đất nhỏ.
  • Đường mòn.

Trên các bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn biểu thị tất cả các con đường; trên các bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thì biểu thị có chọn lọc các con đường trên đồng ruộng và trong rừng ở những nơi mà đường sá có mật độ cao. Ở các tỷ lệ nhỏ hơn thì sự lựa chọn và khái quát cao hơn.

Khi lựa chọn phải xem xét đến ý nghĩa của đường sá. Phải biểu thị những con đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau, với các ga xe lửa, các bến tàu, sân bay và những con đường dẫn đến các nguồn nước…

2.5 Dáng đất

Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ. Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì được biểu thị bằng các ký hiệu riêng (Ví dụ: vách đứng). Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.

bản đồ địa chính 3

Khoảng cao đều của các đường bình độ trên bản đồ được quy định như (bảng 2).

Bảng 2

Tỷ lệ

bản đồ

Khoảng cao đều (m)Tỷ lệ

bản đồ

Khoảng cao đều (m)
Nhỏ nhấtTrung bìnhLớn nhấtNhỏ nhấtTrung bìnhLớn nhất
1:20000.5121:100.000202040
1:50001251:250.000204040
1:10.0002.52.551:500.0005050100
1:25.0002.55101:1.000.00050100200
1:50.000101020

Để thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của địa hình, đặc biệt là đối với các vùng đồng bằng, người ta còn vẽ thêm các đường bình độ nửa khoảng cao đều và đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết. Khoảng cao đều lớn nhất thường chỉ dùng cho những vùng núi cao.

Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó.

Trên các bản đồ địa hình cần phải thể hiện chính xác và rõ ràng các dạng địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên của dáng đất như các dãy núi, các đỉnh núi, yên núi, thung lũng, các vách nứt, rãnh sói, đất trượt… và các dạng có liên quan với sự hình thành nhân tạo như chỗ đắp cao, chỗ đào sâu,… Sử dụng bản đồ có thể thu nhận được những số liệu về độ cao, về độ dốc với độ chính xác cao, đồng thời phải đảm bảo phản ánh đúng đắn sự cắt xẻ ngang và cắt xẻ đứng của bề mặt…

Tổng quát hoá dáng đất tức là loại trừ các chi tiết nhỏ không quan trọng, đồng thời cho phép cường điệu các dạng địa hình đặc trưng do không phản ánh được đầy đủ khi chuyển từ khoảng cao đều của bản đồ tài liệu sang khoảng cao đều của bản đồ thành lập.

2.6 Lớp phủ thực vật và đất

Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng, bụi cây, vườn cây, đồn điền, ruộng, đồng cỏ, cát, đất mặn. đầm lầy,… Ranh giới của các khu thực phủ và của các loại đất thì được biểu thị bằng các đường chấm; ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật hoặc đất. Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ; thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng. Các đầm lầy được phân biệt biểu thị các đầm lầy qua được, các đầm lầy khó qua và các đầm lầy không qua được, ngoài ra còn ghi độ sâu của đầm lầy. Rừng được phân biệt biểu thị: Rừng già, rừng non, rừng rậm, rừng thưa, rừng bị cháy, rừng bị đốn,… ghi rõ độ cao trung bình của cây, đường kính trung bình và loại cây.

Khi biên vẽ thực vật và loại đất thì phải tiến hành lựa chọn và khái quát. Việc chọn lọc thường dựa theo tiêu chuẩn kích thước diện tích nhỏ nhất của các đường viền được thể hiện lên bản đồ. Ở những nơi tập trung nhiều đường viền có diện tích nhỏ hơn tiêu chuẩn thì không được loại bỏ, mà phải thể hiện bằng cách kết hợp với các loại (đất hoặc thực vật) khác, hoặc gộp vào một đường viền chung, hoặc dùng ký hiệu quy ước không cần đường viền.

2.7 Ranh giới phân chia hành chính – chính trị

Ngoài đường biên giới quốc gia, trên các bản đồ địa hình còn phải biểu thị các địa giới của các cấp hành chính. Cụ thể là trên các bản đồ có tỷ lệ 1:50.000 và lớn hơn thì biểu thị từ địa giới xã trở lên, trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 thì không biểu thị địa giới xã. Các đường ranh giới phân chia hành chính – chính trị đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng, chính xác.

> Hướng dẫn biên tập bản đồ địa hình

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *